Logo cphs
  • Tiếng Việt
  • |
  • English

Trang chủ - Nghiên cứu - Nhóm yếu thế và vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam: kết quả từ khảo sát MICS 2000, 2006, 2011

Nhóm yếu thế và vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại Việt Nam: kết quả từ khảo sát MICS 2000, 2006, 2011

Hoàng Văn Minh, Juhwan Oh, Kim Bảo Giang, Vũ Duy Kiên, You-Seon Nam, Chul Ou Lee, Trần Thị Giang Hương và Lưu Ngọc Hoạt

Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam; Trung tâm Y tế toàn cầu JW LEE, Đại học Y, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Khoa Giáo dục sức khỏe, Trung tâm nghiên cứu hệ thống Y tế, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam; Khoa Sức khỏe gia đình, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Y Tế, Hà Nội, Việt Nam; Khoa Thống kê Sinh học và Tin học Y tế, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.

Tóm lược

Bối cảnh: Kiến thức về ảnh hưởng của các nhóm yếu thế về kinh tế xã hội là rất quan trọng cho việc xác định các yếu tố quyết định của bất công bằng và bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe bà mẹ.

Mục tiêu: Bài báo này mô tả mô hình của sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và phân tích mối liên hệ giữa bất bình đẳng và các nhóm yếu thế về kinh tế xã hội đối với phụ nữ ở Việt Nam.

Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát MICS năm 2000, 2006, và 2011. Hai chỉ số chăm sóc sức khỏe bà mẹ đã được lựa chọn: (1) chăm sóc trước sinh tay nghề cao và (2) hộ sinh tay nghề cao. Bốn nhóm yếu thế về kinh tế xã hội bao gồm: nhóm dân trí thấp, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm đói nghèo và nhóm nông thôn - được đánh giá với vai trò cả biến giải thích riêng và các chỉ số tổng hợp. So sánh cặp và tỷ suất chênh hiệu chỉnh/OR hiệu chỉnh đã được sử dụng để đánh giá bất bình đẳng kinh tế xã hội trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ.

Kết quả: Trong cả ba cuộc điều tra, đã có sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ được khám thai bởi đội ngũ nhân viên có chuyên môn qua từng năm (68,6% năm 2000, 90,8% năm 2006, và 93,7% trong năm 2011) và tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ với sự hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên có chuyên môn (69,9% năm 2000, 87,7% năm 2006, và 92,9% trong năm 2011). Việc được tiếp nhận khám thai và hộ sinh bởi đội ngũ nhân viên có chuyên môn ít phổ biến hơn ở nhóm phụ nữ yếu thế, đặc biệt là những người với nhiều đặc điểm yếu thế.

Từ khóa: chăm sóc sức khỏe; chăm sóc khám thai; hộ sinh có chuyên môn cao; các nhóm yếu thế về kinh tế xã hội; bất công bằng; bất bình đẳng

Liên kết văn bản đầy đủ: http://www.globalhealthaction.net/index.php/gha/article/view/29386 

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sức khỏe (CPHS) -  Đại học Y tế Công cộng