Vũ Duy Kiên, Hwa-Young Lee, You-Seon Nam, Juhwan Oh, Kim Bao Giang và Hoàng Văn Minh
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu hệ thống Y tế, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam; Bộ môn Dịch tễ học và Sức khỏe Toàn cầu, Khoa Y tế Cộng đồng và Y học lâm sàng, Trường Đại học Umeå, Umeå, Thụy Điển; Trung tâm Y tế toàn cầu JW LEE, Đại học Y, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Khoa Sức khỏe gia đình, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Viện Y tế dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.
Tóm lược
Bối cảnh: Suy dinh dưỡng trẻ em không những là một cấu phần lớn dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ mà còn có thể giúp xác định tình trạng kinh tế xã hội của nhóm này khi chúng trưởng thành. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi ở Việt Nam đã giảm đáng kể, nhưng các vấn đề về bất bình đẳng vẫn cần được quan tâm chú ý.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các xu hướng, các yếu tố góp phần, và những thay đổi trong sự bất bình đẳng cho trẻ suy dinh dưỡng dưới năm tuổi ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011.
Phương pháp: Dữ liệu được lấy từ cuộc khảo sát MICS trong các năm 2000 và 2011. Các biến phụ thuộc được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm thể thấp còi, nhẹ cân, và gầy mòn của trẻ dưới năm tuổi. Chỉ số tập trung đã được tính toán để chỉ ra tầm quan trọng của suy dinh dưỡng trẻ em, và sự bất bình đẳng đã được phân tích để chỉ ra sự góp phần của các yếu tố quyết định đến suy dinh dưỡng trẻ em.
Kết quả: Bất bình đẳng về suy dinh dưỡng ở trẻ em đã gia tăng từ năm 2000 đến năm 2011, mặc dù tỷ lệ tổng thể có giảm. Phần lớn, bất bình đẳng về suy dinh dưỡng diễn ra do tình trạng kinh tế xã hội và dân tộc thiểu số. Kết quả cho thấy rằng những yếu tố góp phần lớn nhất vào sự thay đổi bất bình đẳng của tình trạng nhẹ cân là do tuổi tác và tình trạng kinh tế xã hội, tương tự như vậy, tình trạng kinh tế xã hội góp một phần lớn vào sự bất bình đẳng về tình trạng thấp còi.
Từ khóa: xu hướng, suy dinh dưỡng, bất bình đẳng, Việt Nam
Đường dẫn văn bản gốc: http://www.globalhealthaction.net/index.php/gha/article/view/29263
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sức khỏe (CPHS) - Đại học Y tế Công cộng